Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Kiến trúc ngôi chùa Keo Hành Thiện

Con cá làm mõ đã bị mục, thật tiếc. Trên mình nó còn những chi tiết chạm điệu nghệ.

Trước tam quan ngoại là đôi voi đá, con voi có cả ngai, nhưng trông giống voi truyện tranh của họa sĩ Tạ Thúc Bình hay Mai Long ngày xưa, kiểu voi thiếu nhi biết căm thù giặc và yêu nước. Tiếc là cặp ngà đã bị gãy. Những hoa văn trên ngai và diềm cổ rất đẹp, quả chuông còn được chạm lệch. Chú ý chân voi khía hình cánh hoa!

chua keo19

Con rùa đội bia thì lại tả thực quá, cảm giác ở đây rất thanh bình, mùi rơm rạ và gió đồng thổi hây hây.

chua keo20

Gác chuông này theo lối chồng diêm, đóng vai trò của tam quan nội. Người ta giữ được chất lượng rất tốt, chỉ ghét cái cột điện trồng ngay cạnh mái đao. Hồ bán nguyệt thoáng sạch chứ không đục lờ như những chùa Bắc Ninh đã đi.

chua keo21

Cái màu ngói và dáng đầu đao thật đẹp. Đây là một ngôi chùa gây ấn tượng hoàn hảo cho mình.

chua keo22

Buổi chiều bình yên của làng quê Bắc Bộ, hi vọng người ta không xây những ngôi nhà cao tầng xung quanh, để tôn được hình ảnh kiến trúc này.

chua keo23

Thật buồn cười vì mãi vẫn chưa đi khỏi cái tam quan, chỉ vì nó có nhiều góc hay ho.

chua keo24

Ở tầng dưới là hai tấm bia, trán bia có chạm hai hình Quan Thế Âm (hay tiên) cưỡi rồng chầu mặt nguyệt.

chua keo25

Tấm bia bên kia thì có mũ với chạm khắc rất lộng lẫy, đặc biệt những dây hoa cúc ở hai bên diềm thật tinh vi. Tay người khắc như múa vậy, vì những nét ở đây mảnh và mịn như dệt lụa.

chua keo26

Tiếc là tấm ảnh hơi nhòe, nhưng để thấy được kết cấu chồng rường trên nóc, đặc trưng của thời Hậu Lê. Những con kê và đầu xà cũng uốn lượn, dùng chính cả khúc gỗ làm chi tiết trang trí trong tổng thể luôn. Giống như một ổ rồng đang quấn quýt đỡ mái.

chua keo27

Bên này treo chuông, bên kia là khánh. Gác chuông rộng rãi và phong quang, thể hiện đẳng cấp của ngôi chùa đặc biệt.

chua keo28

Cái khánh ít trang trí nhưng khuôn nét cực sắc sảo.

chua keo29

Tòa tiền đường không hiểu sao lại có đường giọt gianh hơi vồng lên ở giữa. Có vẻ như thời sau xây thêm hai cổng ngách vì kiến trúc mái vữa bằng ngói ống là đặc trưng của thời Nguyễn. Những cái lỗ trên các cối đá giữa sân là nơi cắm lọng cho ngày lễ hội.

chua keo30

Gạch hoa đời sau viền theo đá tảng chân cột, tuy đơn giản nhưng cho thấy nếu dụng công, hoàn toàn chấp nhận được. Viên gạch hoa cũng là kiểu cổ, và đường viền cũng rất khéo.

chua keo31

Tòa thứ nhất của khu tam bảo, ở chùa này, cụm tam bảo chữ công có lối vào lại từ ống muống ở giữa. Nên tượng thờ sẽ quay lưng về mặt trước này. Tỉ lệ của tòa này cân đối, xinh xắn quá. Mái cong bốn góc có cái hay là với số gian ít hay nhiều đều hài hòa, có lẽ là vì độ thấp của nó, không vươn cao quá, cũng như màu sắc trầm của ngói mũi hài.

chua keo32

Thật tuyệt đẹp! Không hiểu sao mình thực sự sung sướng (cảm động nữa) khi tận mắt nhìn thấy những chạm trổ này. Như thể người ta vẽ một bức tranh bằng thớ gỗ vậy. Mà nhất là không có màu gì ngoài màu gỗ (có quét dầu chống mối). Tỉ lệ hoàn hảo, đặc rỗng và to nhỏ thật kinh điển.

chua keo33

Còn đây là những chỗ tuy hơi phô trương nhưng cũng thật đẹp.

chua keo34

chua keo35

Người ta sơn lên khá cầu kỳ bằng sơn ta, khói nhang đã làm xỉn đi nhiều. Không biết có đồ án hay không, chứ phải nói là tâm thế người thực hiện phải rất sáng sủa để khớp tất cả lại với nhau.

chua keo36


Chùa Keo Hành Thiện có lẽ ít người đến hơn Duy Nhất. Nếu đến thì nên tới vào mồng một hoặc rằm, thì có thể vào trong các tòa để xem và chụp tượng. Khi tôi đến thì chỉ được xem loanh quanh bên ngoài và ngó bên trong chút ít.

The Polour Rock Climbing Hall – ước mơ của những con người leo núi

Mới đây nhất, The Polour Rock Climbing Hall đã lọt vào danh sách vòng trong cho Giải thưởng năm 2014 củaFestival Kiến trúc thế giới (giải thưởng kiến trúc lớn nhất thế giới) với gần 300 dự án cạnh tranh. Các dự án lọt vào danh sách này được các kiến trúc sư trình bày trực tiếp trước hội đồng giám khảo quốc tế. Sau đó, các dự án chiến thắng trong 27 thể loại dự thi sẽ được chọn ra Công trình Thế giới của năm hay Dự án tương lai của năm, được đánh giá bởi “siêu bồi thẩm đoàn” gồm Richard Rogers, Rocco Yim, Julie Eizenberg, Enric Ruiz Geli và Peter Rich. Festival Kiến trúc Thế giới năm nay sẽ được tổ chức một lần nữa tại Marina Bay Sands – Singapore, từ ngày 01/10/2014 đến ngày 03/10/2014. The Polour Rock Climbing Hall là dự án phát triển giải trí nằm trong “Hạng mục dự án tương lai.

The Polour Rock Climbing Hall đang được xây dựng tại Polur, gần ngọn núi Damavand, đỉnh cao nhất của Iran. Kiến trúc sư thiết kế đã dựa trên địa hình đồi núi của khu vực để tạo ra hình dạng tòa nhà phân mảnh, góc cạnh. Bề mặt của các bức tường leo núi cao từ sàn đến trần trong sảnh chính được thể hiện ra bên ngoài tạo cảm giác như leo bên ngoài "tảng đá". Người leo núi sẽ leo lên tòa nhà, bên trong và cả bên ngoài.

the-polour-rock-climbing-hall-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nui-1

Hình ảnh nhìn từ bên ngoài của The Polour Rock Climbing Hall


the-polour-rock-climbing-hall-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nui-5

Cả người tập bên trong và người xem bên ngoài có mối tương tác với nhau thông qua các hình ảnh hiện trên các bức tường bên ngoài. Từ đó, trực tiếp tạo ra những ấn tượng cho người quan sát.

Từ làng Polour đến phía nam của núi Damavand - đỉnh cao nhất ở Iran, có ít nhất 16 tuyến đường để leo lên đến đỉnh, trong đó có một số đoạn rất nguy hiểm đòi hỏi phải leo lên các núi đá. Do đó, The Polour Rock Climbing Hallđược mô phỏng dựng lên giống với những đoạn nguy hiểm này. Được ủy quyền bởi the Development and Maintenance of Sports Facilities, Iran, tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Lida Almassian và Shahin Heidari đến từ New Wave Architecture ở Tehran (thủ đô Iran).
  
the-polour-rock-climbing-hal-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nuil-10

Bản vẽ của tầng trệt


the-polour-rock-climbing-hall-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nui-8

Bản vẽ tầng một



the-polour-rock-climbing-hall-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nui-9

Bản vẽ tầng hai


the-polour-rock-climbing-hall-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nui-6

Tòa nhà được nhìn từ trên xuống

Lấy cảm hứng từ quá trình địa chất, sự di chuyển quy mô lớn của lớp vỏ trái đất và kiến ​​tạo của nó để hình thành the Polour Rock Climbing Hall. Các phân mảnh của tòa nhà tạo ra một “thực thể” đa khía cạnh. Thiên nhiên trực quan như ở toàn bộ bên trong thông qua hệ thống thiết kế theo khối hình tam giác mở và cùng với ánh sáng tự nhiên ban ngày được cung cấp hầu như cho mọi hoạt động diễn ra.
  
the-polour-rock-climbing-hall-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nui-7

Thiết kế lấy cảm hứng từ quá trình địa chất


the-polour-rock-climbing-hall-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nui-2

Một trong các lối dẫn vào the Polour Rock Climbing Hall

Bên dưới là bản vẽ mặt cắt đứng các phần của tòa nhà:

the-polour-rock-climbing-hall-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nui-12

the-polour-rock-climbing-hall-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nui-11


the-polour-rock-climbing-hall-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nui-13

Với khoảng tổng diện tích 48.000 mét vuông mở rộng dọc theo phía đông nam sang tây nam, phòng leo núi đá tạo ra một không gian kiến ​​trúc hữu hình nơi yếu tố thẩm mỹ nổi bật như hiệu quả của nó mang lại. Phòng bouldering (kiểu leo vách đá đoạn ngắn nhưng dốc), khu vực nghỉ ngơi, phòng tập thể dục thể hình… được bao bọc bởi bức tường giống như tảng đá.

the-polour-rock-climbing-hall-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nui-3

Các khu vực được bao bọc bởi các bức tường giống tảng đá

Hài hòa với màu sắc chủ đạo của môi trường xung quanh, các tấm fiber cement (xi măng sợi khoáng) màu trắng được sử dụng cho phần tường ngoài trong bối cảnh thời tiết đầy tuyết rơi trắng xóa. Độ bền kết cấu nhờ vào hệ thống khung thép được sử dụng như kết cấu chính.

the-polour-rock-climbing-hall-uoc-mo-cua-nguoi-leo-nui-4

Tình trạng: Đang xây dựng
Địa chỉ: Polour, Mazandaran, Iran
Thiết kế: New wave Architecture
Kiến trúc sư chính: Lida Almassian và Shahin Heidari
Kiến trúc sư phối hợp: Maryam Amanpour, Zahra Hamedani, Tina Yavarian, Atieh Ameri, Saeid Fahimpour, Mona Ramzi, Fateme Dehghani, Shadi Jelvi. Sara Farahani, Mohammad Keshavarzi, Marjan Najafizadegan, Helaleh Alaei
Khách hàng: Development and Maintenance of Sports Facilities
Năm thiết kế: 2012

Các công trình tiêu biểu của năm với thiết kế, thi công cầu kì, sáng tạo trong hầu hết các lĩnh vực. Và đối với thể thao leo núi đá mạo hiểm, The Polour Rock Climbing Hall sẽ là điểm nhấn thú vị bên cạnh niềm mong đợi của những người yêu thích bộ môn này.

Nét xưa trong kiến trúc làng cổ Thổ Hà



"Nhất cận thị, nhị cận giang", người Thổ Hà không có ruộng, thu nhập từ nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Ngôi làng giờ nổi tiếng với nghề làm bánh đa nem, bánh đa cua, bánh đa dừa... Khi người nghệ nhân cuối cùng của làng mất vào năm ngoái thì nghề gốm Thổ Hà coi như mất hẳn. Đến Thổ Hà giờ đây không còn trông thấy cảnh: Làng gốm cữ này đang độ lửa/ Khói cỏ de thơm khắp cả làng/ Thuyền đinh khoang nặng đang rời bến/ Thanh Nghệ xuôi vào, Tuyên Thái sang... (Bài thơ Làng gốm Thổ Hà của Vũ Quần Phương).


Thổ Hà từng được coi là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa nhất của người Việt. Gốm Thổ Hà mang những nét đặc sắc hiếm có như: độ sành cao, không thấm nước, tiếng kêu như chuông, màu men nâu đỏ mịn màng, ấm áp và gần gũi. Gốm có độ bền vĩnh cửu dù được chôn trong đất, ngâm trong nước. Đến đây bạn sẽ ngạc nhiên về những sáng tạo của người xưa khi đưa những chất liệu sành vào trong kiến trúc cổ của làng. Tuy nhiên, hiện nay làng chuyển sang làm nghề bánh đa và mỳ gạo.

 kien-truc-lang-co-tho-ha-1

Làng Thổ Hà xưa kia là làng gốm nổi tiếng đất Bắc. Cổng làng cổ kính, rêu phong, có cây đa lớn tỏa bóng mát.


kien-truc-lang-co-tho-ha-2

Thổ Hà như một ốc đảo được bao bọc bởi con sông Cầu. Thông thương quanh vùng đều bằng tàu, thuyền. Quanh làng có rất nhiều bến nước, trong đó có hai bến chính nằm ở đầu làng và cuối làng.


kien-truc-lang-co-tho-ha-3

Ngôi làng còn lưu giữ được vài chục nóc nhà cổ nằm sâu trong những ngõ nhỏ cổ kính, nhiều nhất là của dòng họ Trịnh Đắc, Trịnh Quang, Nguyễn Đình, họ Cáp. Nhà trên 300 năm tuổi của ông Trịnh Bá Mùi, hậu sinh đời thứ 11 của dòng họ Trịnh Đắc, thuộc hàng cổ nhất. Đây là dòng họ lớn, có vai vế trong vùng từ xưa. Hai bên đầu hồi là đôi chum lớn, sản phẩm của nghề gốm thủ công trước dùng đựng gạo, nay để trang trí.

kien-truc-lang-co-tho-ha-4

Nhà ông Mùi có 7 gian, lòng nhà rộng 7,5 m, được dựng bằng gỗ lim, vẫn còn giữ được nhiều nét nguyên bản. Ngôi nhà là chỗ ở của gia đình và là nơi thờ tổ chi của dòng họ.
 
kien-truc-lang-co-tho-ha-5

Trong 5 gian nhà chính thì 3 gian để thờ tổ tiên, 2 gian còn lại để ngủ. Hai bên đầu hồi còn có hai nhà phụ để nghỉ ngơi và nấu nướng. Theo quy định của các cụ thời xưa, nhà chính dùng để thờ tổ tiên và là chỗ nghỉ của đàn ông. Đàn bà, con gái phải ăn nghỉ ở nhà phụ. Thói quen đó dần được thay đổi theo thời gian.

kien-truc-lang-co-tho-ha-6

Nhiều người tìm đến ông Mùi hỏi mua nhà với mục đích sửa sang lại để làm du lịch nhưng ông không bán. Ông muốn trùng tu nhưng kinh phí rất lớn và phải có sự đồng thuận của anh em trong dòng họ. Ông Mùi cho biết, xưa kia làng này trên trăm nóc nhà cổ nhưng nay chỉ còn lại rất ít. Giữ được nguyên bản như nhà ông Mùi thuộc hàng hiếm, còn lại đều sửa sang theo lối nửa cổ, nửa hiện đại. Nhiều nhà bán lại bộ khung cho những người giàu, chuyển nơi khác sống bởi đất chật người đông.
 
kien-truc-lang-co-tho-ha-7

Cột lim được ghép các mảng chạm khắc đầu rồng oai nghiêm, hoa lá cách điệu thêm phần sinh động.


kien-truc-lang-co-tho-ha-8

Nhà của anh Trịnh Quang Phong cũng thuộc hàng đẹp và cổ trong làng. Ngôi nhà gần 200 năm tuổi không còn giữ toàn bộ nét nguyên bản mà được sửa sang lại chút ít như mái ngói, nền nhà được lát bằng gạch đỏ, tôn cao lên để tránh ngập nước vào mùa mưa.

kien-truc-lang-co-tho-ha-9

Nhà rộng 3 gian, 2 chái, dựng bằng gỗ lim, hai bên cửa bức bàn, ở giữa là cửa song đào. Tường nhà được xây bằng tiểu sành, mảnh gốm Thổ Hà và trát lại nên mát mùa hè, ấm vào mùa đông.
 
kien-truc-lang-co-tho-ha-10

Bộ án gian, sập thờ, sập ngồi, thiều châu... đều trên trăm tuổi. Anh Phong cho biết, xưa kia cụ nội nhà anh mua gỗ về, nuôi thợ trong nhà để họ chạm khắc bằng tay, sơn gụ trong vòng 2 năm mới xong.
 
kien-truc-lang-co-tho-ha-11

Ở mỗi kẻ hiên lại chạm khắc những họa tiết trang trí, chủ yếu là rồng, phượng và hoa lá, tùng, cúc, trúc, mai...


kien-truc-lang-co-tho-ha-12

Cổng làng Thổ Hà với cây đa, bến nước trong ký ức tuổi thơ được anh Phong tái hiện qua bức tranh bằng xốp để nơi góc nhà.
 
kien-truc-lang-co-tho-ha-13

Nơi đây giữ được khá nhiều bức tường xây bằng tiểu sành, mảnh gốm. Thổ Hà cùng với Bát Tràng, Phù Lãng trở thành một trong ba nơi làm gốm của vùng đồng bằng Bắc Bộ với các sản phẩm lò, chum, vại, tiểu sành. Những sản phẩm lỗi được người dân tận dụng để xây nhà, dựng tường tạo nên nét kiến trúc độc đáo riêng biệt cho làng nghề.

kien-truc-lang-co-tho-ha-14

Theo nhịp sống hiện đại, tường gạch vôi được xây lên thay thế cho những bức tường cũ, chuyện xây nhà bằng tiểu sành chỉ còn trong ký ức, như minh chứng cho thời quá vãng vàng son của nghề gốm Thổ Hà.

kien-truc-lang-co-tho-ha-15

Những ngõ nhỏ rộng chừng một mét, hai người đi ngược chiều phải nghiêng mình để tránh nhau. Các ngõ phân bố đều theo hình xương cá, trục đường hình bàn cờ nối tiếp nhau. Tường phủ màu rêu phong, nét đẹp chẳng kém Đường Lâm, Cự Đà.
 
kien-truc-lang-co-tho-ha-16

Cổng ra vào ngõ được dựng bằng đá ong, đi thẳng ra bến nước.


kien-truc-lang-co-tho-ha-17

Đình Thổ Hà trên 300 tuổi nổi tiếng đất Kinh Bắc, nằm trên khu đất rộng hơn 3.000 m2.


kien-truc-lang-co-tho-ha-18

Chùa Thổ Hà nằm phía sau đình, bên tay trái là cổng làng tạo nên cảnh quan tự nhiên, hài hòa khi đặt chân lên đất làng này.


kien-truc-lang-co-tho-ha-19